Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, viêm da cơ địa và ngứa, đây là vòng xoáy khó chịu gây ảnh hưởng đến người bệnh. Trầm cảm khiến bệnh viêm da cơ địa nặng hơn, gây ngứa. Nhưng gãi lại hình thành tổn thương của viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính, có mối liên hệ mật thiết với yếu tố cơ địa và di truyền. Bệnh không chỉ gây tổn thương da mà còn phát sinh triệu chứng sưng viêm, nóng rát và ngứa ngáy.
Tương tự bệnh chàm và một số vấn đề da liễu mãn tính, viêm da cơ địa không thể chữa trị hoàn toàn. Các biện pháp điều trị và chăm sóc được áp dụng nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện ngứa ngáy, hạn chế biến chứng và nâng cao đời sống của bệnh nhân.
Viêm da cơ địa ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, giấc ngủ, hoạt động làm việc, học tập và sinh hoạt. Bên cạnh đó là lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, dễ xúc cảm, bị kì thị, cô lập với xã hội và phân biệt đối xử. Ngược lại, những yếu tố này lại góp phần làm nặng thêm tình trạng bệnh viêm da cơ địa. Nhất là căng thẳng tâm lý.
Tâm lý xã hội là yếu tố làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh viêm da cơ địa. 94% bệnh nhân nhập viện có ảnh hưởng về tâm lý. Ở người lớn, thường lo lắng, trầm cảm ở mức độ cao. Với trẻ em thì rối loạn cảm xúc nặng, ảnh hưởng đến hành vi. Từ yếu tố căng thẳng, lo lắng, trầm cảm viêm da cơ địa sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa.
Triệu chứng ngứa
Khi ngứa thì chúng ta gãi, đó là cơ chế đáp ứng tự nhiên không thể tách rời. Việc gãi không giúp giảm ngứa nhưng nó lại gây thỏa mãn và nghiện. Càng gãi thì càng ngứa, không gãi lại gây khó chịu.
Vòng xoáy này là hiện tượng phức tạp liên quan đến các thành tố cảm giác, vận động và cảm xúc. Việc chúng ta phải gãi bởi gì cảm giác thỏa mãn lấn át cảm giác ngứa, tạo sự hài lòng và thích thú.
Vòng xoáy Ngứa – Gãi – Ban thường được dùng để mô tả sự ngứa tiến triển. Nó không bao giờ kết thúc và luôn luôn hằng định. Điều này khiến viêm da cơ địa khác biệt so với các bệnh lý da khác. Bởi viêm da cơ địa phải gọi là “Ngứa tạo Ban” thay vì “Ban vì Ngứa”.
Nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân bị viêm da cơ địa, cường độ ngứa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự khỏe mạnh về tâm lý xã hội. Ngoài ra, một mối liên quan giữa ngứa và trầm cảm cũng được tìm thấy.
Khi lo lắng xuất hiện, phản ứng đáp ứng căng thẳng của cơ thể có thể bị quá tải. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và gây ra các triệu chứng như cảm giác bỏng rát hoặc ngứa da.
Cảm giác ngứa do tâm lý có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào, bao gồm cả cánh tay, chân, mặt và da đầu. Dấu hiệu ngứa có thể không liên tục hoặc đôi khi lại khá dai dẳng. Đặc biệt, lo lắng và ngứa ngáy có thể xảy ra cùng lúc hoặc riêng lẻ.
Bên cạnh đó, nghiên cứu nhận định rằng, gãi liên quan tới sự hình thành tổn thương của viêm da cơ địa.
Vòng xoáy trầm cảm viêm da cơ địa và ngứa
65% bệnh nhân viêm da cơ địa rơi vào vòng xoáy lẩn quẩn này bằng tình trạng mất ngủ. Nguyên nhân do mệt mỏi, thay đổi tâm trạng và suy yếu chức năng tâm lý xã hội của người bệnh ở trường, nơi làm việc hay cả trong gia đình. Xấu hổ từ việc bàn luận, trêu chọc, nói xấu từ người khác gây nên trạng thái cô lập dẫn đến trầm cảm.
Để giải quyết, các bệnh nhân cần sự can thiệp tâm lý xã hội. Ví dụ như tái cấu trúc nhận thức, kiềm chế tức giận, và rèn luyện sự quyết đoán. Những phương pháp này có thể điều chỉnh mức độ ảnh hưởng liên quan tới kích thích ngứa.
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tập thiền có để mang lại ảnh hưởng tích cực để giải quyết ngứa. Bằng sự tập trung cao độ của thiền, chúng ta có thể tăng sự chịu đựng và thúc đẩy quá trình chữa bệnh của cơ thể. Khi thôi miên, rơi vào trạng thái mất ý thức, việc quên đi cảm giác ngứa cũng như ham muốn gãi là khả thi.