Vảy nến là một bệnh rất phổ biến, bạn chắc chắn đã từng nghe qua về nó. Thế nhưng liệu bạn đã có kiến thức về bệnh hay chưa? Bệnh vảy nến là gì? Chữa trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vẩy nến là sự quá sản của tế bào sừng thượng bì kết hợp với sự viêm của lớp thượng bì và trung bì.
Trên thế giới có từ 1-5% dân số bị nó ảnh hưởng. Người da sáng màu thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người da sẫm màu. Bệnh bắt đầu phát triển ở tuổi 16-22 và 57-60 tuổi. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, nó phát triển là mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân gây là bệnh vảy nến là gì?
Hệ miễn dịch bị “trục trặc”, khi đó nó nhầm các tế bào da là những đối tượng cần được loại bỏ. Khiến cho các tế bào da liên tục phải diễn ra tái tạo. Tốc độ tái tạo quá nhanh, khiến cho các lớp vảy chồng lên nhau. Vùng da từ đó mà trở nên sần và cứng. Gây ra bệnh vảy nến.
Di truyền hoặc bị nhiễm khuẩn. Các nghiên cứu cho thấy, khi bạn bị căng thẳng lâu ngày, hoặc sử dụng các loại thuốc chống sốt rét, chống đau tim. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn gây vảy nến. Và nếu như bạn đã mắc bệnh thì các dấu hiệu này sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Triệu chứng khi mắc bệnh vảy nến là gì?
Da xuất hiện vảy: đây là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Khi mắc bệnh, da bạn sẽ xuất hiện các lớp vảy trắng bong tróc. Vảy nhô lên trên mặt da và rìa màu đỏ hồng
Da khô nứt: bệnh nhân mắc vảy nến thường có da khô ráp, chính vì thế nên các vết nứt sẽ xuất hiện. Nếu bệnh nặng, tổn thương sâu thì có thể gây chảy máu.
Ngứa ngáy: các vết nứt sẽ khiến người bệnh có cảm giấc bứt rứt, ngứa ngáy không yên. Khi đó chúng ta sẽ khó chịu và muốn gãi. Tuy nhiên điều đó sẽ khiến da tổn thương và vết nứt thì trở nên trầm trọng hơn.